Chậm kinh kèm đau bụng dưới phải làm sao?

Ngày đăng 22/09/2021 08:31

Đối với phụ nữ, mỗi kì kinh nguyệt khi đến tháng đều đặn là điều chứng minh cơ thể khỏe mạnh và các cơ quan buồng trứng đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, không phải tháng nào kinh nguyệt cũng đều nhau mà trong một số trường hợp có thể xảy ra chậm kinh. Những lúc như vậy, có nhiều bạn nữ thường cảm thấy phần bụng dưới xuất hiện những cơn đau âm ỉ, ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và sức khỏe người bệnh trong những ngày này. 

cham-kinh-kem-dau-bung-duoi-phai-lam-sao

Chậm kinh kèm đau bụng dưới phải làm sao?

Thông thường, khi ta tính thời gian hành kinh, chu kì kinh nguyệt sẽ bắt đầu từ ngày bị hành kinh đến ngày đó tháng sau, nếu trong khoảng thời gian này không bị, như vậy có thể coi là tháng đó bạn đã bị chậm kinh. Trong trường hợp bạn bị chậm kinh trong khoảng thời gian 6 tháng liên tục, ta có thể gọi đây là tình trạng vô kinh. Một số người có thể đi kèm với những biểu hiện như người bị mệt mỏi, bụng dưới đau âm ỉ kéo dài,…. Nếu gặp tình trạng này, cơ thể ta có thể xảy ra một số vấn đề và cần được đi khám để xác định nguyên nhân kịp thời. 

cham-kinh-kem-dau-bung-duoi-phai-lam-sao-1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị chậm kinh, một trong những nguyên nhân phổ biến đó có thể là cơ thể người phụ nữ đã mang thai. Sau khi quan hệ tình dục và có tình trạng chậm kinh, vậy có khả năng cơ thể phụ nữ đang mang thai, do đó lớp niêm mạc sẽ được hình thành để đảm bảo quá trình mang thai an toàn, dẫn đến tình trạng không có kinh nguyệt trong thời kì mang thai. 

Tình trạng trễ kinh cũng có thể là do nội tiết tố trong cơ thể bị đảo lộn. Nếu nội tiết tố trong cơ thể được giữ ổn định, chu kì kinh nguyệt sẽ đến đều vào mỗi tháng, ngược lại nếu sự tiết nội tiết tố thiếu ổn định, cơ thể sẽ cuất hiện tình trạng chậm kinh hay kinh đến sớm hơn bình thường, đi kèm với cảm giác đau bụng âm ỉ, khó chịu.

cham-kinh-kem-dau-bung-duoi-phai-lam-sao-2

Bên cạnh đó, một số bệnh lý trên cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của người bệnh. Những bệnh lí mà nữ giới thường gặp phải bao gồm các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm buồng trứng,…. Nếu nguyên nhân chậm kinh đến từ những căn bệnh trên, người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế để được khám chữa chi tiết. Nếu kéo dài, bệnh không chỉ dẫn tới tình trạng chậm kinh mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm đến cơ thể người bệnh. Những triệu chứng thường thấy của bệnh bao gồm chán ăn, mệt mỏi, đau bụng dưới, sắc mặt kém,….

Bên cạnh đó, có một số lí do cũng có thể dẫn đến chậm kinh như cơ thể chịu tác dụng của thuốc, chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học, cơ thể mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung. 

cham-kinh-kem-dau-bung-duoi-phai-lam-sao-3

Để hóa giải tình trạng này, người bệnh cần tìm cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí, cơ thể hoạt động điều đồ, nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp lượng nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng. 

Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, lượng chất xơ và vitamin có trong những thực phẩm này có thể đem lại hiệu quả rất tốt cho cơ thể. Hạn chế sử dụng rượu bia hay những chất kích thích khác, không nên ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ.

Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, kết hợp tập luyện thể dục chăm chỉ có thể giúp cơ thể lẫn tinh thần đều khỏe mạnh, giảm khả năng bị stress, giúp kinh nguyệt đều và ổn định, không còn tình trạng đau bụng dưới âm ỉ.