Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm ?

Ngày đăng 30/06/2023 16:15

Trong những năm gần đây, thoát vị đĩa đệm trở thành bệnh lý xương khớp nhiều người mắc. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu về căn bệnh này khiến cho việc phát hiện và điều trị chậm trễ, nhiều biến chứng nguy hiểm phát sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng lao động.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm để hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

Các biến chứng củ thoát vị đĩa đệm

 

doi-tuong-de-bi-thoat-vi

- Đau rễ thần kinh: Tiếp sau giai đoạn đau lưng cục bộ, người bệnh sẽ bị đau rễ thần kinh do sự chèn ép và tổn thương rễ thần kinh. Các cơn đau kéo dài và lan rộng ra các bộ phận xung quanh, tới các chi. Khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu cũng khiến cho cơn đau gia tăng mạnh mẽ.

- Rối loạn cảm giác: Thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với các rễ thần kinh bị kích thích, phổ biến nhất là bị mất đi cảm giác nóng lạnh, xúc giác. Biến chứng phổ biến là thoát vị đĩa đệm gây tê các chi.

- Teo cơ: Khi nặng, thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau dọc theo dây thần kinh, khiến cho người bệnh khó khăn trong vận động. Cùng với thời gian các cơ này dần suy yếu, cấu trúc cũng bớt đi độ săn chắc và teo dần. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể chèn ép và khiến cho mạch máu lưu thông kém, máu và dinh dưỡng tới các cơ không đủ khiến cơ bị teo dần và suy yếu.

- Rối loạn vận động: Người bệnh có thể bị liệt ở cả 2 chân, mất đi khả năng di chuyển, đây là một trong những biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm.

- Rối loạn cơ thắt: Biển hiện chủ yếu là bí tiểu, tiểu không kiểm soát, có nước tiểu chảy rỉ ra khiến cho cơ thắt ngoại vi không thể giữ được nước tiểu.

- Hội chứng đuôi ngựa: Vị theo vị trí đĩa đệm bị thoát vị mà người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác 2 chân, mất cảm giác vùng đáy chậu, mất cảm giác toàn bộ các ngón chân, cẳng chân, bàn chân mặt sau đùi, mông.

Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm ?

doi-tuong-de-bi-thoat-vi-2

Những người thường bị thoát vị đĩa đệm gồm:

- Những người lao động vất vả, khuân vác nặng nhọc thường xuyên, hoặc nhấc vật nặng sai tư thế.

- Người mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh như: Gai cột sống, gù vẹo cột sống, nứt đốt sống… Bệnh xuất hiện từ khi mới sinh tới khi trưởng thành, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

- Những người phải đứng hoặc ngồi nhiều như lễ tân, lái xe, nhân viên văn phòng… Tính chất công việc khiến đĩa đệm bị tăng áp lực, thoát khỏi vị trí tự nhiên ban đầu, chèn ép rễ thần kinh tủy sống và gây đau.

- Sinh hoạt không khoa học: Thường xuyên đeo túi hoặc balo lệch một bên vai, chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục, gối đầu cao khi ngủ.

- Những người bị thừa cân, béo phì cũng thường bị thoát vị đĩa đệm cột sống do áp lực lớn từ chính trọng lượng cơ thể.

Mong rằng với các thông tin được chia sẻ trong bài viết các bạn nắm được Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm cũng như các phòng tránh để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn !

Khắc phục thoát vị đĩa đệm với thiết bị vật lý trị liệu.